Các kiểu hấp lưu Frông_hấp_lưu

Hình 1. Frông hấp lưu lạnh.

Có hai kiểu hấp lưu là hấp lưu nóng và hấp lưu lạnh.

Trong kiểu hấp lưu lạnh, khối khí vượt lên trên frông nóng là lạnh hơn (phần màu hơi ánh lam-tím trong hình 1 ở bên phải) so với khối khí lạnh (phần màu hơi ánh lục-lơ trong hình bên) ở phía trước frông nóng (phần màu đỏ hồng) và cày xới ở phía dưới cả hai khối khí đó.

Trong kiểu hấp lưu nóng, khối khí lạnh (phần màu hơi ánh lục-lơ) vượt lên trên frông nóng (phần màu đỏ hồng) không lạnh bằng khối không khí lạnh (phần màu lam-tím) ở phía trước frông nóng và nó đè lên trên khối khí lạnh hơn này trong khi đẩy khối khí nóng lên trên. (xem hình 2 phía dưới)

Tại các vĩ độ thuộc vùng ôn đới, trong mùa hè chủ yếu là các frông hấp lưu lạnh, còn về mùa đông chủ yếu là các frông hấp lưu nóng.

Do chuyển động hạ xuống thấp của không khí lạnh vào sau lưng xoáy tụ, frông lạnh chuyển động nhanh hơn frông nóng và theo thời gian sẽ đuổi kịp nó. Trong giai đoạn làm đầy xoáy tụ xuất hiện các frông phức tạp, gọi là frông hấp lưu, hình thành khi khép lại các frông khí quyển nóng và lạnh. Trong hệ thống của frông hấp lưu, ba khối khí tác động tương hỗ, trong đó khối khí nóng đã không còn tiếp giáp với bề mặt Trái Đất. Không khí nóng ở dạng phễu dần dần được đẩy lên trên, và vị trí của nó do không khí lạnh thay thế, tiến vào từ hai bên sườn. Mặt phẳng phân chia, xuất hiện trong quá trình khép lại các frông nóng và lạnh, gọi là mặt phẳng frông hấp lưu. Các khối khí khép lại trong quá trình hấp lưu thường có nhiệt độ khác nhau, một khối này có thể lạnh hơn một khối khác.

Trường khí áp của frông hấp lưu là một khe máng được thể hiện rõ với các đường đẳng áp hình chữ V. Phía trước frông hấp lưu trên bản đồ dự báo thời tiết có vùng với áp suất khí quyển giảm xuống, gắn liền với bề mặt frông nóng, ở phía sau frông hấp lưu là vùng với áp suất khí quyển tăng lên, gắn liền với bề mặt của frông lạnh.